Bất động sản miền Tây – cơ hội trong thách thức

Sự chín muồi của một thị trường bất động sản giàu tiềm năng cộng với những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, bệ phóng vững chắc từ hạ tầng ngày càng hoàn thiện đang đưa miền Tây trở thành ngôi sao sáng trên thị trường bất động sản, bất chấp sự trầm lắng của thị trường chung.

Thị trường miền Tây đang nổi lên như điểm đến đầu tư hấp dẫn bởi nội lực từ vùng đất sản xuất và xuất khẩu lương thực đứng đầu cả nước, trong khi quỹ đất sạch còn nhiều và nhiều khu vực giá vẫn còn “khá mềm”.

Đây là cơ hội để các chủ đầu tư lớn phát triển các dự án quy mô với quy hoạch bài bản, tiện ích đa dạng, đồng bộ, mang đến tiềm năng tăng giá bền vững, ổn định cho giới đầu tư cũng như người sở hữu.

Thời gian qua, hàng loạt ông lớn bất động sản đã “Tây tiến” về thị trường miền Tây đón sóng hạ tầng:T&T Group, Vingroup, Mường Thanh, Văn Phú Invest, Phú Cường Group, CEO Group, Sun Group, Thủ Đức House, Hòa Phát, Vietjet… kéo theo đó là làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân cũng bắt đầu “tăng nhiệt”.

Theo Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ (CaREA), trong quý I/ 2022, bất động sản là một trong hai lĩnh vực thu hút FDI mạnh nhất tại khu vực miền Tây. Do nhu cầu ở thực và nguồn cung gia tăng, giao dịch tại hầu hết các phân khúc từ đất nền, nhà riêng, nhà phố đều sôi động. Một số ít nguồn cung mới có giá tăng từ 3-5%, những khu vực gần với tiện ích hay dự án lớn ghi nhận giá bán tăng mạnh.

Đơn cử, tại TP. Cần Thơ, đất nền đã tăng từ 30 triệu/m2 lên 38 trệu/m2, shophouse tăng từ 25 triệu/m2 lên 33 triệu/m2, tăng mạnh nhất là nhà phố từ 22 triệu/m2 lên 58 triệu/m2. CaREA dự báo, thời gian tới giá bất động sản miền Tây tiếp tục tăng 5-10% trước nhiều thông tin dự án hạ tầng sắp được triển khai.

Giấc mơ về miền Tây bằng đường cao tốc đang dần trở thành hiện thực khi hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đã, đang và sắp được triển khai khắp miền Tây. Bệ đỡ từ hạ tầng đang mở ra cơ hội kết nối liên vùng, mở lối thông thương, đưa miền Tây phát triển xứng với tiềm năng của một khu vực trọng điểm kinh tế cả nước.

Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến danh mục nhu cầu đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây đến năm 2030 có tổng chiều dài 911km, vốn đầu tư 154.210 tỷ đồng.

Dự kiến đến hết năm 2025, miền Tây sẽ có 300km đường cao tốc, trong đó phải kể đến 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (40km), Trung Lương – Mỹ Thuận (51km) đã đi vào khai thác. Cùng với đó, là các tuyến cao tốc đang xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2023 như cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (23km), cao tốc Bến Lức – Long Thành (55km) kết nối miền Tây với các tỉnh Đông Nam Bộ, cầu Mỹ Thuận 2 dài 6,6 km kết nối cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Ngoài ra còn có tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (đi qua 5 địa phương gồm TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau) dài 109km dự kiến khởi công cuối năm 2022 và hoàn thành vào năm 2025…

Không chỉ có giao thông đường bộ, theo quy hoạch đến năm 2030, miền Tây sẽ được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Sự quan tâm đúng mực của Chính phủ với vùng đất đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như khu vực và thế giới, đang từng bước đưa miền Tây thay da đổi thịt, trở về đúng vị thế vốn có của nó.

Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư sẵn nguồn tài chính và nhanh nhạy trong nắm bắt cơ hội, sớm “gieo hạt” đầu tư tại thị trường vô cùng tiềm năng này.

0907 700 068

Chat ngay